- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bưởi ngọt có phải một thực phẩm an toàn với người bệnh đái tháo đường?
Gợi ý chế độ ăn “chuẩn” cho người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp
Các biện pháp tự nhiên khắc phục tổn thương thần kinh do đái tháo đường
Người gầy bị đái tháo đường: Làm sao kiểm soát bệnh?
Đái tháo đường: Chăm sóc vết thương thế nào để mau lành, ngăn biến chứng?
Lợi ích của bưởi với người bệnh đái tháo đường
Trung bình, một quả bưởi chỉ chứa khoảng 35 calorie, thấp hơn nhiều so với các loại trái cây khác. Điều này sẽ giúp bạn không bị tăng cân khi ăn bưởi. Bên cạnh đó, việc ăn bưởi thường xuyên còn hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường bị thừa cân có thể giảm cân tốt hơn.
Do chứa nhiều khoáng chất, loại trái cây này cũng có thể giúp tăng cường miễn dịch và tăng lượng oxy lên não. Kali trong bưởi giúp cải thiện các hoạt động của não bộ. Trong khi đó, natri lại giúp tăng cường các mô trong cơ thể.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy, các nguyên tố vi lượng trong bưởi có thể giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, đau tim và đột quỵ. Đây là một tác dụng rất có lợi với người bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân là bởi khi đường huyết tăng cao, nguy cơ đột quỵ hay hình thành mảng xơ vữa cũng tăng gấp 2 - 3 lần.
Người bệnh đái tháo đường có thể ăn bưởi được không ?
Người bệnh đái tháo đường có thể ăn bưởi ở lượng vừa phải
Câu trả lời là có. Các chuyên gia đều đồng thuận rằng người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn bưởi. Nguyên nhân là bởi loại quả này vừa có chỉ số chuyển hóa đường huyết GI thấp (với điểm số 30), vừa mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, giống như nhiều loại trái cây có vị ngọt khác, bưởi cũng chứa một lượng đường đáng kể, có thể khiến đường huyết tăng cao nếu ăn quá nhiều. Do đó, bạn nên chú ý chỉ ăn một lượng vừa phải.
Ngoài ra, nước ép bưởi có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số thuốc điều trị. Ví dụ có thể kể đến thuốc hạ mỡ máu nhóm statin (simvastatin, lovastatin, pravastatin, fluvastatin); Thuốc hạ huyết áp (procardia, adalat CC, nifedipin), corticosteroid (entocort EC, budesonid), thuốc điều trị rối loạn nhịp tim (paceron, nexteron); Thuốc kháng histamin (allegra).
Khi dùng cùng lúc nước ép bưởi với các nhóm thuốc này có thể gây độc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Để đảm bảo an toàn, bạn cần uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi cách xa thời điểm dùng thuốc 2 tiếng. Đồng thời, nên hỏi bác sỹ về các thuốc bạn đang dùng để biết chính xác liệu thuốc đó có tương tác xấu với bưởi hay không.
Nên ăn bao nhiêu bưởi/ngày để tránh ảnh hưởng tới đường huyết?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn khoảng 150gr bưởi tươi hoặc uống 100ml nước ép bưởi/ngày sẽ không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Ngoài ra, bạn có thể thêm bưởi vào các món salad, kết hợp cùng nhiều loại trái cây khác. Tuy nhiên, nên hạn chế chè bưởi bởi món ăn này có thêm nhiều đường tinh chế.
Một số trường hợp không nên ăn bưởi
Bên cạnh việc kiểm soát lượng bưởi ăn mỗi ngày, bạn cũng không nên ăn loại trái cây này nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:
- Bạn bị dị ứng với các loại trái cây họ cam quýt. Khi này, bưởi có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như phù mạch, tăng huyết áp, phát ban.
- Bạn bị loét dạ dày hoặc viêm dạ dày. Nguyên nhân là bởi acid trong bưởi có thể tác động tới bề mặt của các cơ quan đã bị tổn thương.
- Người bệnh đái tháo đường đồng thời bị viêm thận, viêm gan hoặc viêm đại tràng cũng không nên ăn bưởi để tránh làm nặng thêm các tình trạng này.
Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể ăn được bưởi ngọt. Khi ăn, bạn chỉ cần lưu ý không ăn quá nhiều. Đồng thời đừng quên kết hợp với các loại rau củ, trái cây tươi khác, tập thể dục thường xuyên, dùng thuốc đúng hướng dẫn và có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Kết hợp tốt những yếu tố trên sẽ giúp bạn giảm và ổn định đường huyết một cách toàn diện nhất.
Vi Bùi H+ (Theo Htgetrid)
Thông tin cho bạn: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex là giải pháp đột phá mới cho người bệnh đái tháo đường type 2. Sản phẩm có chứa chiết xuất từ tinh chất lá xoài Ấn Độ cô đặc, không chỉ giúp hạ và ổn định đường huyết mà còn có thể phòng ngừa biến chứng. Sử dụng Glutex sẽ giúp người bệnh đái tháo đường có thể tự tin làm việc, thảnh thơi tận hưởng cuộc sống.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn